Tin tức

XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG THỦY SẢN

  1. Xử lý ao nuôi nước ngọt, nước lợ ngay thời kỳ đầu trước khi thả vật nuôi

– Sau khi đã hút bùn, xử lý tạp đáy ao, rửa xong đáy ao và tháo nước mới vào ao sâu khoảng 40 – 60cm.

– Sử dụng 1,5 – 2kg chế phẩm sinh học V202 cho 1.000m3 nước (làm ẩm đều chế phẩm trước khi hòa loãng chế phẩm vào nước) tạt tưới đều trên bề mặt ao hồ.

– Sau một tuần mới tháo nước vào ao hồ theo định mức nước đảm bảo cho vật nuôi rồi mới tiến hành thả vật nuôi.

– Duy trì thường xuyên hàng tháng sử dụng chế phẩm sinh học: 01kg V202/1.000m3/1 tháng.

  1. Xử lý ao nuôi nước ngọt, nươc lợ bị ô nhiễm khi đang nuôi thủy sản

– Sử dụng từ 01 – 02kg chế phẩm sinh học V202 cho 1.000m3 nước ao hồ (làm ẩm đều chế phẩm trước khi hòa loãng với nước ao sạch rồi tưới tạt đều trên mặt nước ao).

– Thời gian xử lý ô nhiễm nước ao, hồ tiến hành liên tục 03 lần, mỗi lần cách nhau từ 10 – 15 ngày (10 -15 ngày/1lần x 3 lần).

– Sau thời gian xử lý trên duy trì sử dụng hàng tháng với 01kg/1.000m3 nước ao hồ.

Chú ý:

  • Tùy theo mức độ ô nhiễm của nước ao hồ để điều chỉnh lượng chế phẩm sinh học, cần thiết sử dụng kết hợp cả chế phẩm dạng dung dịch V201 và dạng bột V202 để có tác dụng nhanh ở những nơi ao hồ ô nhiễm nặng và thời gian xử lý ô nhiễm cho phù hợp với thực tế.
  • Cần quan tâm theo dõi thường xuyên, kịp thời, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.