Tin tức

Ủ PHÂN BÓN VI SINH

  1. Công dụng

– Giảm bớt lượng rác thải, giảm khả năng ô nhiễm môi trường.

– Ủ phân vi sinh từ phế thải nông nghiệp làm tăng độ phì nhiêu, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu ích cho đất.

– Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. Có thể giảm chi phí mua phân bón hóa học.

  1. Ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp

– Phế thải công nghiệp: vỏ hạt cà phê, bã thân cây mía, công nghiệp giấy;  Phế thải nông nghiệp và chăn nuôi: rơm rạ, phân, nước tiểu gia súc, gia cầm… được ủ khoảng 20-30 ngày trở thành phân vi sinh.

Hướng dẫn quy trình ủ phân bón vi sinh

* Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu (làm cho 300kg phân)

– Dùng 200gr chế phẩm dạng bột V102 cho 300kg nguyên liệu.

– Rác, rơm rạ, các loại lá, dây leo, phế thải nông nghiệp… (300kg rơm tương đương với 1 sào rơm, rạ – 500 m2)

– Phân gia súc, gia cầm…

* Bước 2: Chọn nơi ủ

– Chọn nơi có nền đất trống, gần nguồn nước để tiện tưới ẩm.

– Có thể ủ ngay góc ruộng, góc vườn nhà, bãi cỏ, trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng.

* Bước 3: Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ

– Chia gói chế phẩm làm 5 phần nhỏ.

– Hòa tan từng phần bột vào 20 lít nước không có chất sát khuẩn.

– Rải từng phần rác, phân chuồng dầy khoảng 20cm.

– Dùng bình phun tưới để từng lớp như thế đến khi hoàn thành.

* Bước 4: Che phủ đống phân ủ, thành phẩm

– Che đậy bằng bạt, bao tải dứa hoặc túi nilon.

– Có thể che thêm rơm rạ để đống ủ phân hủy nhanh hơn.

– Sau 20 – 30 ngày sẽ có phân bón vi sinh bón cho cây trồng.

  1. 3. Ủ phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt

– Rác thải sinh hoạt, rác từ các chợ địa phương, rác thải sản xuất của các làng nghề, loại giàu tinh bột: chế biến sắn, làm bún… được ủ khoảng 20-30 ngày trở thành phân vi sinh.

– Cách làm tương tự với từ phế phẩm nông nghiệp.